Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định phê duyệt Phú Quốc trở thành một trong ba vùng đặc khu kinh tế của cả nước. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2018.
Đặc khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là khu kinh tế ven biển. Ranh giới bao gồm toàn bộ huyện đảo Phú Quốc với các đô thị: Thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã: Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và xã Hòn Thơm (gồm toàn bộ cụm đảo phía Nam An Thới). Diện tích tự nhiên của Khu kinh tế Phú Quốc là 58.923ha.
Đặc khu kinh tế Phú Quốc được tổ chức thành khu phi thuế và các khu chức năng khác thuộc phần còn lại như khu du lịch, dịch vụ, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác. Khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chi tiết gắn với cảng An Thới và sân bay Phú Quốc. Hoạt động của khu phi thuế quan bao gồm các loại hình sản xuất, kinh doanh chủ yếu như:
– Xúc tiến thương mại (hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các chi nhánh và văn phòng đại diện của các công ty trong nước và nước ngoài và các tổ chức tài chính – ngân hàng) và các hoạt động thương mại khác.
– Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu và hàng phục vụ tại chỗ;
– Thương mại hàng hóa (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập – tái xuất, phân phối, cửa hàng và siêu thị bán lẻ, cửa hàng và siêu thị miễn thuế);
– Thương mại dịch vụ (phân loại, đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hóa quá cảnh, bảo quản, kho tàng, kho ngoại quan, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, vui chơi, giải trí, nhà hàng ăn uống);
Tất cả các dự án đầu tư vào khu kinh tế này được hưởng các ưu đãi đối với địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Các dự án đầu tư kinh doanh du lịch tại đây là dự án đầu tư vào khu du lịch quốc gia thuộc ngành nghề, lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
Theo quyết định thành lập đặc khu kinh tế Phú Quốc, đã xác định 3 lĩnh vực phát triển kinh tế trọng điểm là: du lịch, trung tâm thương mại – triển lãm, lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (với trọng tâm là lĩnh vực đa dạng sinh học).
Cả 3 lĩnh vực này được khuyến nghị ưu tiên tập trung phát triển trong giai đoạn 1 (từ nay tới năm 2021) để tối ưu hóa những điểm mạnh và lợi thế cạnh tranh của Phú Quốc.
Ngoài ra, các lĩnh vực khác như: phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và bảo tồn thiên nhiên cũng được xem là những lĩnh vực quan trọng để thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh cho đất Phú Quốc.